Công Nghệ Nông Nghiệp Thông Minh Tại Nhật Bản Hiện Đại Cỡ Nào?
Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền khoa học công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, tất nhiên trình độ canh tác nông nghiệp của Nhật Bản cũng đạt đến một trình độ cao hàng đầu thế giới.
Nông nghiệp Nhật Bản là một nền Nông nghiệp công nghệ cao được áp dụng nhiều công nghệ cao tích hợp nhiều thiết bị điện tử như:
- Trí tuệ nhân tạo (AI)
- Internet vạn vật (IoT)
- Máy bay nông nghiệp có khả năng do thám, giám sát nông nghiệp
Dùng Drone giám sát cây trồng |
I. Dùng Drone Nông Nghiệp Chụp Ảnh
Ở nước ta phần lớn những chiếc Máy bay nông nghiệp được sử dụng để phun thuốc và rải phân bón,nhưng ở Nhật Bản chúng còn được sử dụng để do thám, giám sát nông nghiệp với độ chính xác cao.
Hình ảnh từ những chiếc Máy bay nông nghiệp được AI phân tích theo màu sắc của lá, chúng sẽ phát hiện tình trạng sức khỏe cây trồng cũng như các loại cỏ dại. Điều này cho phép nông dân kịp thời phát hiện và khắc phục các vấn đề như sâu hại, cỏ dại, bệnh dịch…, giúp duy trì sức khỏe cây trồng hiệu quả hơn.
Công nghệ AI Phân tích mày là “IROHA”. ảnh SkymatiX |
II. Robot thu hoạch
Ở nước ta sử dụng Robot thu hoạch nông sản gần như chưa có mà chỉ được sự hỗ trợ cơ giới hóa chúng chưa thay thế cho lao động thủ công của cong người.
Như một số công ty Nhật bản sản xuất thiết bị thu hoạch ớt chuông, dưa chuột và nhiều loại rau quả khác bằng cách treo chúng trên đường ray trong nhà kích.
Đó là một loại robot đơn giản chỉ có các tính năng cần thiết, là giải pháp thay thế rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn so với máy thu hoạch thông thường.
Robot tại Nhật Bản không chỉ dừng lại ở việc thu hoạch nông sản, chúng còn được trang bị camera có nhiệm vụ thu thâp và phân tích hình ảnh giúp con người theo dõi tình trạng sức khỏe cây trồng
Chiếc máy này cho phép nông dân thu hoạch vào thời điểm phù hợp nhất, đạt được sản lượng lớn hơn bình thường. Máy cũng giúp giải quyết tình trạng thiếu lao động và có thể giúp giảm chi phí nhân công.
Robot di chuyển xung quanh nhà kính để thu hoạch rau quả như ớt chuông, dưa chuột, cà chua… Ảnh: Agrist. |
III. IoT giảm chi phí nuôi cá trên cạn
Ngành thủy sản Nhật Bản cũng có các công ty khởi nghiệp công nghệ cao của riêng mình, trong đó có một công ty được thành lập tại Đại học Kyoto và Đại học Kindai. Sau khi nghiên cứu sâu rộng, họ đã thành công trong việc tăng phần ăn được của cá tráp biển đỏ lên 20% trong khi sử dụng thức ăn ít hơn 20%.
Công ty đang nghiên cứu ứng dụng thực tế trong việc nuôi trong các trang trại trên đất liền. Có thể sử dụng AI và IoT để tự động theo dõi những thay đổi trong quá trình phát triển của cá, nhiệt độ nước, nồng độ ôxy… và điều chỉnh môi trường phù hợp, thậm chí tự động hóa các quy trình như cho cá ăn, làm sạch bể…
Cá tráp biển đỏ nuôi bằng công nghệ cao có nhiều thịt hơn (ảnh trên) và cá tráp biển đỏ nuôi thông thường (ảnh dưới). Ảnh: Regional Fish Institute. |
Công ty thậm chí còn có ý định phát triển một thiết bị tiết kiệm năng lượng bằng cách sử dụng công nghệ lọc và thiết kế bể thông minh để tạo ra một hệ thống duy trì môi trường lý tưởng cho cá một cách tự nhiên.
Hệ thống nuôi trồng thủy sản trên đất liền có chi phí thấp này đã thu hút sự quan tâm của nông dân trong và ngoài Nhật Bản nhờ khả năng cung cấp nguồn cá ổn định, tin cậy với giá cả tương đối phải chăng, ngay cả ở những khu vực có khả năng tiếp cận hạn chế với biển hoặc sông.